at Capitol.  June 19.1996

 

 

with Sen. JohnMc Cain

 

with Congressman Bob Barr

with General John K Singlaub

CNBC .Fox .FoxAtl .. CFR. CBS .CNN .VTV.

.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank

.Fed Register .Congr Record .History .CBO

.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState

.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee

.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate

.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive

.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect

.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND

-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost

.SourceIntel .Intelnews .QZ .NewAme

.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics

.Infowar .TownHall .Commieblaster .EXAMINER

.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL

.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters

.Diplomat .NEWSLINK .Newsweek .Salon

.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .

.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite

.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale

.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider 

.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above

.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen

.Online Books .BREIBART.INTERCEIPT.PRWatch

.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS

.NPRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes

.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign

.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media  

.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty

.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState

.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity

.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua

.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị

.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen

.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại

.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo

.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu  

.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc

.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn

.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn

.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng

.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu.ChúngTa .Eurasia.

 CaliToday .NVR .Phê Bình . TriThucVN

.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism

.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức

.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương

.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG

.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT

.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN

.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa

.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân

.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử *.Trái Chiều

.Tác Phẩm * Khào  Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *

THÁNG 08-2023

 

US DEBT CLOCK . WORLDOMETERS . TRÍ TUỆ MỸ . SCHOLARSCIRCLE. CENSUS - SCIENTIFIC - COVERTACTION

EPOCH - ĐKN - REALVOICE - JUSTNEWS - NEWSMAX - BREIBART - WARROOM - REDSTATE - PJMEDIA - EPV - REUTERS

 AP - NTD - REPUBLIC - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - HOUSE - TỬ VI - VTV - HTV - PLUTO - BLAZE - INTERNET - SONY - CHINA - SINHUA - FOXNATION - FOXNEWS - NBC - ESPN - SPORT - ABC- LEARNING - IMEDIA - NEWSLINK - WHITEHOUSE- CONGRESS - FED REGISTER - OAN - DIỄN ĐÀN - UPI - IRAN - DUTCH - FRANCE 24 - MOSCOW - INDIA - NEWSNOW  NEEDTOKNOW - REDVOICE - NEWSPUNCH - CDC - WHO - BLOOMBERG - WORLDTRIBUNE - WND - MSNBC- REALCLEAR

POPULIST PRESS - PBS - SCIENCE - HUMAN EVENT - REPUBLIC BRIEF - AWAKENER - TABLET - AMAC - LAW - WSWS - PROPUBICA -INVESTOPI-CONVERSATION - BALANCE - QUORA - FIREPOWER - GLOBAL- NDTV- ALJAZEER- TASS- DAWN

NATURAL- PEOPLE- BRIGHTEON - CITY JOURNAL - XINHUA

   

NHẬN ĐỊNH - QUAN ĐIỂM

 

CHƯƠNG 38

 

F. GIAI CẤP THỊ DÂN VÀ NHÓM NGƯỜI

TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG

Nguyễn Mạnh Quang

 

Thị dân là những người cự ngụ ở trong các thành phố. Trước khi bị Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp- Thập Ác Vatican đánh chiếm và thống trị, nước ta cũng đã có một số rất nhiều người sống trong các thị trấn. Nhưng lúc đó, chưa có các nhà máy kỹ nghệ và không có giai cấp quan lại sống bám chặt lấy thành phố, cho nên con số người sống ở thành phố rất ít. Hơn nữa, vào thời đó, dù là sống ở độ thị, nhưng nếp sinh họat của thị dân gần giống như những

người dân ở nông thôn. Hồi đó, dù là sống ở trong nông thôn hay ở thành thị, dân ta vẫn còn giữ được cái bản chất “nhân chi sơ, tính bản tiện” của trời phú cho với những đặc tính “mộc mạc, thật thà, ngay thẳng, hồn nhiên và chất phác”. Nhưng từ khi giang sơn ta đổi chủ, nước ta bị áp đặt phải sống dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Thập Ác Vatican, nền văn hóa Da-tô được phổ biến trong các trường Dòng, trường đạo và các trường công lập, nhất là ở trong các thành phố lớn. Việc này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm hồn học sinh, nhất là con em thuộc các gia đình giàu có hay khá giả (có con em theo học các trường học này). Nền văn hóa Da-tô mang nặng tính cách siêu phong kiến và đạo đức giả. Vì thế, những người thấm nhiễm nền văn hóa này có cung cách hành xử giả dối bề ngoài nặng tính cách “đội trên đạp dưới”, xun xoe, ninh bợ những người có chức tước, địa vị, quyền hành và khinh rẻ những người ngoại giáo, những người lép vế thế cô và những người thấp hèn. Tất cả hiện lên những nét đặc thù trong nếp sống văn hóa Da-tô với những cung cách hành xử và xảo ngữ hết sức là ghê tởm, ghê tởm đến độ nhà trí thức Da-tô Nguyễn Văn Trung phải lắc đầu ghi nhận như sau: “Ai có dịp gần gũi các giám mục Việt Nam đều có chung nhận xét rằng về mặt cá nhân, các Ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín, quan liêu. Những trong lề lối làm việc, các giám-mục thường rất độc tài, độc đoán. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường bề dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng liêu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần, vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi có những linh mục nói rằng, “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm”,…..” 1

Kể từ khi Liên Minh Thánh Pháp – Thập Ác Vatican đánh chiếm và thống trị nước ta, thành phố là những nơi cư trú của nhóm thỉểu số quan lại (các viên chức chính quyền) tại chức cũng như khi về hưu. Được chính quyền biệt đãi và lại dựa vào chính quyền để cướp đọat tài sản và bóc lột nhân dân, bọn người này trở nên giầu có, tiền bạc dư thừa, nhưng bị nhân dân thù ghét, cho nên khi còn làm quan cho giặc cũng như khi nghỉ việc dù là về hưu hay bị đuổi, giới người này luôn luôn ở lại thành thị hay ở trong xóm đạo để nhờ chính quyền hay tín đồ Da tô bảo vệ an ninh. Đây là những thành phần có tiền bạc rung rinh mua sắm nhiều. Thêm vào đó, thành phố cũng là nơi đầu cầu tiếp vận các lọai hàng ngọai hóa và nội hóa, rồi từ đó phân phối đi nhiều nơi khác trong các vung tiếp cận. Vì lý do này, có nhiều người ở nông thôn tìm đến thành phố để mưu sinh bằng nghề buôn bán sỉ và lẻ.

Hơn nữa, thành phố cũng là nơi các nhà máy kỹ nghệ được thiết lập và cần nhiều nhân công làm việc ở trong đó. Cũng vì thế mà có nhiều người nghèo khó thuộc loại vô sản tìm đến thành phố để kiếm vịêc làm tại các nhà máy này. Đặc biệt là trong hoàn cảnh ruộng đất ở nông thôn bị tập trung vào trong tay nhóm thiểu số phú hào, cho nên con số nông dân vô sản càng trở nên đông hơn. Không có ruộng cầy, lại bị bọn phú hào ở nông thôn chèn ép, anh em nông dân vô sản nạn nhân đành phải từ giã nơi quê cha đất tổ di chuyển đến thành phố bươn chải hoặc là làm nghề buôn thúng bàn bưng, bán hàng rong ở trên các đường phố, kéo xe ba gác để chờ đô vật hay vật liệu, đạp xe xích lô, hoặc là kiếm việc làm tại các nhà máy kỹ nghệ, hoặc là đi ở đợ cho các nhà giầu có hay các nhà “quan”.

Vì những lý do trên đây, mà trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây”, thành phố trở nên đông đúc và nước ta xuất hiện thêm một giai cấp mới nữa là giai cấp thị dân. Giai cấp thị dân gồm có một số là thành phần "công chức", một số rất nhỏ là chủ nhân các cơ sở kinh doanh lớn, chủ nhân các cửa tiệm buôn, chủ nhân một gian hàng trong chợ, và hơn 70% là những dân nghèo làm nghề buôn thúng bán bưng, bán hàng rong, công nhân xe ba gác, công nhân đạp xe xích lô, công nhân làm tại các nhà máy kỹ nghệ, công nhân tùy phái trong các công sở và công viên, phu lục lộ làm đường quét đường, gánh rác đổ thùng, những người làm nghể ở đợ, làm đầy tớ hầu hạ, giặt dũ, nấu ăn, bế trẻ nhỏ hay vú em tại các gia đình công chức hay các gia đình khá giả.

 

Nếp Sống Tiểu Tư Sản Với Thói Quen Trường Giả Học làm Sang

 

Trong tiểu mục này, người viết KHÔNG BÀN ĐẾN những người dân nghèo chiếm tới hơn 80% thị dân ở trong các thành phố trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mà chỉ nói đến những người giầu có, tiền bạc rung rinh. Những người này có đời sống khá giả, nhàn nhã, khác biệt hẳn với những thị dân nghèo khó và đại khối nông dân (chiếm tới hơn 90 phần trăm dân số) bám sát lấy ruộng đất ở trong các làng thôn ở đồng quê. Cũng vì có nhiều tiền bạc, họ sống đời phong lưu an nhàn và bắt chước theo nếp sống “trưởng giả học làm sang"; của giới tiểu tư sản Âu Châu chịu ảnh hưởng của nền đạo lý và văn hóa Da-tô nặng tính cách đạo đức giả do Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp – Thập Ác Vatican du nhập vào Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16.

Hầu hết những người này chỉ học xong lớp 5 tiểu học (lớp supérieure bậc tiểu học), một số học hết lớp 9 có bằng thành chung, một số rất ít đã học xong lớp 11 hay 12, một số có bằng TúTai II Pháp và một số ít hơn nữa có bằng cử nhân luật hay tốt nghiệp trường Hậu Bổ. Sau này ở miền Nam, thị dân có thêm một số đã học xong bậc cử nhân  (undergraduate) và một số rất nhỏ có trình độ học vấn cao hơn. Tất cả đều tiếp nhận học vấn qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã chủ trương. Vì thế mà loại người được gọi là trí thức (xuất thân từ các trừong trung học và đại học ở Việt Nam từ cuối thập niên 1910 cho đến năm 1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975), trừ một vài trường hợp ngoại lê, hầu như tất cả đều không biết sử dụng trí óc để “cách vật trí tri” (dùng lý trị để tìm hiểu sự vật). Kiến thức của họ hết sức là hẹp hòi và nông cạn, nhưng họ lại tự cho là người trí thức. Thông thường, họ đánh giá kiến thức của một người theo khả năng nói và viết tiếng Pháp của người đó, chứ không căn cứ vào trình độ hiểu biết sâu rộng về một bộ môn trong ngành khoa học xã hội (social science), khoa học nhân văn (môn học hết sức quan trọng để hình thành nhân cách và hun đúc lòng yêu nước và tinh thần dân tộc) hay khoa học như lý, hóa, toán. Ngày nay, ở hải ngoại, những tín đồ Da-tô đã từng theo học các trường Dòng hay xuất thân từ các chùng viện ở Việt Nam và những người đã từng theo học các trường Pháp vẫn còn có quan niệm về kiến thức theo cái tiêu chuẩn ngu dốt “ếch ngồi đáy giếng Da-tô” như vậy.

Nếp sống hàng ngày của những người này là khi ở nhà và trong giờ ngủ thì mặc quần áo ngủ kiểu Pijama. Họ không phải thức khuya dậy sớm trần mình nơi đồng ruộng như người nông dân ở nông thôn, như anh em công nhân làm việc quần quật ở trong sở làm từ sáng sớm tinh sương cho đến khi mặt trời khuất bóng mới được trở về nhà. Họ là những thành phần lè phè, sống đời thong dong nhàn nhã, làm việc và ăn ngủ theo giờ giấc"sáng cắp ô đi, tố cắp về". Thời biểu trong cuộc sống hàng ngày của họ tính theo kim đồng hồ: Sáng ra, mãi tới 7 giờ mới thức dậy. Dậy rồi đủng đinh đi làm những công việc vệ sinh theo thường lệ, rồi ngồi vào bàn ăn, ăn sáng, vừa uống cà phê hay sữa bò pha nước sôi (do đầy tớ hay vợ con sắp sẵn mang tới) vừa đọc báo. Ăn xong, họ xách ô đi đến sở làm, làm việc cho đến 11:30 sáng trở về nhà ăn trưa, nghỉ ngơi hay ngủ trưa, rồi khoang 1:30 chiều lại thủng thỉnh nhẩy lên xe đạp hay xe kéo đến sở làm, rồi khỏang 5 giờ mới về; về tới nhà rồi, họ lo tắm gội, thay quần áo, rồi lại ngồi vào ghế dựa xả hơi và đọc sách báo giải trí. Mọi công việc vặt trong gia đình từ nấu ăn, giặt giũ, quét nhà, lau chùi đồ đạc đều do vợ con hay đầy tờ làm hết, bản thân họ không bao giờ sờ mó tới việc gì ngoài việc đi làm hay đi giao dịch để kiếm mối làm. Lại có nhiều người thích uống rượu Tây, ăn cơm Tây với thịt beefsteak và khoai tây chiên hơn là ăn cơm với tôm tép, cá kho và rau xào hoặc rau luộc chấm nước tương hay nước mắm. Có những người lúc nào miệng cũng ngậm thuốc lá phì phà làm ra vẻ sang trọng giống như quan thày người Pháp. Lúc nào cũng khề khà, khệng khạng, đủng đỉnh, làm oai ra vẻ là người sang trọng. Phải chăng vì thực trạng này mà ngôn ngữ Việt Nam mới nẩy sinh ra cụm từ "trường giả học làm sang"? Đặc tính thích uống rượu Tây, thích ăn cơm Tây, thích uống sữa bò của họ đã được nhà thơ Trần Tế Xương ghi lại bằng hai câu thơ như sau:

Chi bằng đi học làm thầy phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.

Ngòai những đặc tính trên đây, hạng người “trưởng giả học làm sang” này thường hay mang căn bệnh tự tôn, tự phụ, háo danh, ganh ghét, ganh tài, đố ki, tị hiềm, tự tư, tự lợi, bôc hốt, lấn lướt, vơ vào. Ở bất kỳ trường hợp nào, họ cũng muốn chiếm cho được phần hơn (aggressive). Ngay cả trong cách giao dịch và ứng xử với những người bạn mà họ cho là thân thiết nhất, họ cũng luôn luôn lấn lướt, ăn vào và chiếm cho được phần hơn. Hình như cái bản chất mộc mạc, thật thà, ngay thẳng, hồn nhiên và chất phác ở trong những người dân nơi  đồng quê hay tỉnh nhỏ đã mất hẳn trong “con người thị dân tiểu tư sản trưởng giả học làm sang” này. Tất cả cái gì ở nơi con người họ là nặng tính cách "trình diễn",làm ra vẻ như là sang trọng", hoàn tòan có tính cách bề ngòai, giả dối hơn là thật thà và thành thực. Họ thích nói sang, làm ra vẻ như học cao, hiểu rộng như là một nhà trí thức hay đại trí thức; thích nói oai, làm oai như là một người có quyền thế; thích làm dáng chạy theo "mode" của các phong trào đương thời, nhưng mang bản chất úy tử tham sinh, nhát sợ, không có một chút gì gọi là cái dũng của kẻ sĩ; những khi gặp khó khăn, gian khổ hay nguy hiểm thì họ thóai chí, chùn bước bỏ cuộc hay đầu hàng. Đối với bạn bè thân thiết của họ, nếu chẳng may gặp khó khăn, họ tìm cách lảng tránh, sợ vạ lây. Đặc biệt là họ rất sính nói tiếng Pháp hơn là nói tiếng Việt, chê bai những người theo học chữ Hán và giới Nho mà họ gọi là là bọn hủ Nho, là nhữngngười dốt nát không biết chữ Pháp, khinh rẽ những người dân sống trong nông thôn là "dân nhà quê";. Họ thường tụ lại tán gẫu với nhau về thi ca và văn chương Pháp mà họ đã được học qua bậc trung học theo chương trình Pháp. Họ thuộc lòng bài Le Lac của Lamartine (1790- 1869) và kịch tác Le Cid của Pierre Corneille (1606-1684) hơn là những ngạn ngữ Việt Nam và Truyện Kiều. Thực trạng này đã thể hiện ra mấy vần thơ dưới đây của nhà thơ Xuân Diệu:

Tôi nhớ Rimbaud và Verlaine

Hai chàng thi sĩ choáng hơn men.

Say thơ xa lạ, mê tình bạn,

Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.

(Tình Trai) 2 Nguyễn Tấn Long  Nguyễn Hữu Trọng, Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển

Thượng (Sàigòn: Sống Mới, 1968) tr 683.

Người viết biết rõ, cho đến ngày nay ở hải ngọai, những người đã theo học tại các trường Dòng hay trường đạo, trường Pháp và những tín đồ Da-tô tu xuẩt, vẫn còn mang căn bệnh sính nói tiếng Pháp, chê bai và khinh rẻ những người Việt không biết tiếng Pháp.Vì quen thói phong lưu "Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò", cho nên họ không có khả năng kiên trì chịu đựng những gian khổ khó khăn. Vì thế mà khi phải theo đuổi một việc làm lâu dài đòi hỏi phải chịu đựng gian khổ, thì họ dễ sinh ra nản lòng, thoái chí rồi bỏ cuộc. Cũng vì thế mà đời sống của họ thường là gắn liền với chế độ bảo hộ của liên minh giặc Pháp - Vatican. Vì bản tính lãng mạn và thích làm dáng, theo "mode", ưa thích chạy theo thời, cho nên khi có luồng sinh khí mới thổi vào Việt Nam, thì họ là những người bị cuốn hút đi theo. Đây là thời kỳ từ năm 1935 cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng lên trong toàn quốc vào ngày 19 tháng 12/1946.

Từ cuối thập niên 1930, quân Nhật hùng cứ khắp miền duyên hải Trung Hoa, đưa ra thuyết Đại Đông Á và Á Châu của Người Á Châu, rồi ngày 22/9/1940, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican khiếp sợ Nhật phải chấp nhận để cho 6 ngàn quân Nhật tràn vào Đông Dương. (Tới mùa thu năm 1945, con số quân Nhật trú đóng ở Dông Dương lên tới 60 ngàn.) Tình trạng này đã khiến người da vàng không còn mặc cảm thua kém người da trắng nữa. Cũng vì thế mà từ đó có nhiều đảng phái xuất hiện họat động theo gương người Nhật cương quyết vùng lên đánh đuổi người da trắng ra khỏi quê hương để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong số các đảng cách mạng Việt Nam xuất hiện vào thời kỳ này (1935-1945), có các chính đảng như Quốc Dân Đảng của ông Vũ Hồng Khanh, (xin đừng lầm lẫn Quốc Dân Đảng này với Việt Nam Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học), Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của ông Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Quang Phục Đảng (Đảng Da-tô), Đảng Đại Việt (Đảng

quan lại), Mặt Trận Việt Minh, và Đảng Cộng Sản Việt Nam (được thành lập từ năm 1930). Phần lớn những thành phần lãnh đạo và đảng viên của các đảng cách mạng này hầu hết là những người xuất thân từ giai cấp thi dân tiểu tư sản, địa chủ và phú nông trong nông thôn. Riêng mặt Trận Việt Minh có rất nhiều thành phần xuất thân từ giới phú nông, bần nông, cố nông và lao động nghèo khổ. Ngược lại, đảng Việt Nam Quang Phục, thì, ngọai trừ một vài trường hợp, gồm toàn những quan lại và viên chức làm việc cho chính quyền Bảo Hộ Pháp –Thập Ác Vatican với hai nhân vật chủ chốt là tín đồ Da-tô Cường Để và Ngô Đình Diệm. Khi liên quân giặc Pháp – Thập Ác Vatican trở lại tái chiếm Đông Dương, thì toàn dân ta lao vào cuộc chiến chống giặc giữ nước, lớp lớp người đi đòi lại núi sông cho dân tộc. Trong những lớp người này, có rất nhiều thị dân tiểu tử sản hăng hái lên đường theo kháng chiến. Nếu kháng chiến thành công trong một thời gian ngắn khoảng chừng một hay hai năm, thì họ nghiễm nhiên trở thành những người anh hùng trong cuộc chiến. Thế nhưng, chiến tranh vẫn tiếp diễn kéo dài qua hết năm này sang năm khác, hai năm, ba năm, rồi bốn năm, năm năm mà giặc vẫn còn ngang ngược, hoành hành, vẫn còn tác oai tác quái. Thời gian càng dài, gian khổ càng gia tăng và đới sống của những người kháng chiến chống giặc xâm lăng càng ngày càng trở nên gian khổ hơn, nguy hiểm hơn. Tình trạng này đã làm cho một số nhiều người xuất thân từ giai cấp thị dân “trưởng giả học làm sang” không còn kiên nhẫn chịu đựng được nữa, đành phải bỏ cuộc, trốn về bản quán (home town) của họ do liên quân Pháp – Thập Ác Vatican kiểm sóat, hay tìm đến một thành phố lớn sống “trùm chăn”, làm khách bàng quan  đứng ngoài cuộc chiến cho an thân. Tình trạng này được gọi là ”cầu an”; hay "trùm chăn". Vì có quá nhiều người "tiểu tư sản"; bỏ hàng ngũ kháng chiến và trốn về vùng Liên quân Pháp – Thập Ác Vatican kiểm sóat như vậy, cho nên thời đó người ta gọi là "phong trào dinh tề". Thế rồi, vì sinh kế, họ phải dấn thân nhập cuộc vào phe liên minh giặc Pháp – Thập Vatican để kiếm một chỗ làm trong cơ quan nào đó trong chính quyền bù nhìn tay sai của giặc, hay ở trong một sở làm hoặc tại văn phòng của các đơn vị trong đoàn quân viễn chinh xâm lược để kiếm sống cho qua ngày. Cũng có nhiều người tình nguyện nộp đơn xin theo học các trường quân sự của liên minh giặc rồi nghiễm nhiên trở thành một sĩ quan trong đòan quân đánh thuê cho giặc. Từ khi chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành động viên vào ngày 15/7/1951, có nhiều người bị gọi đi học các khóa sĩ quan hay hạ sĩ quan trừ bị tại các trường võ bị Thủ Đức, Nam Định, Mang Cá và các trung tâm huấn luyện quân sự ở Quảng Yên, Nha Trang, Quán Tre, v.v… Ở vào thình trạng này, họ đã bị "cuốn i theo chiều gió" mặc cho thời thế xoay vần miễn sao sống lại được cái thời "tối rượu sâm banh sáng sữa bò", tìm lại cái hương vị cuộc đời lãng mạn trong những năm trước chiến tranh, để có thể làm dáng theo cái "mode trưởng giả học làm sang" của ngày nào. Thế là “con người thị dân tiểu tư sản học làm sang” trước kia đã đi theo phong trào yêu nước gia nhập vào hàng ngũ kháng chiến, nhưng vì không muốn mất đi cái nếp sống phong lưu, không chịu đựng được gian khổ, đành phải giả từ kháng chiến quay về đi theo giặc, chống lại nhân dân. Ở vào trường hợp này, những người còn có lương tâm, cảm thấy ngường ngượng với chính mình, khiến cho tâm sự mang mang, thầm than thân là "sinh bất phùng thời", lúc nào cũng mang một nỗi buồn ray rứt, sợ rằng sẽ bị thế hệ mai sau khinh rẽ vì đã không làm tròn nghĩa vụ với quê hương. Tâm sự này đã được thi sĩ Vũ Hòang Chương ghi lại bằng mấy dòng thơ buồn ảo não:

Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.

Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,

Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ,

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ.

Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị.

Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ.

Đó là những người còn có lương tâm, còn có liêm sỉ, biết lẽ phải trái, biết sót thương cho vận nước long đong. Còn những người đã từng theo học các trường Dòng, trường đạo, trường Pháp, trưởng Quốc Học Huế đã bị tẩy não và thấm nhuần giáo lý Da-tô, dù không phải là tín đồ Da-tô, thì những ý niệm về tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc của họ cũng đã bị những cụm từ "ơn Chúa", "Hông Ân Thiên Chúa" và những lời dạy của nhà trường lấn át, khiến tâm hồn họ đã trở thành thanh thản đi theo giặc và chiến đấu cho giặc như những người lính trong các đoàn quân thập tự trong thời Trung Cổ hay trong các Giáo Khu Phát Diệm, Bùi Chu và các xóm đạo ở vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm 1949-1954.

Càng về sau, nhất là vào những năm chót của Kháng Chiến 1945-1954, cuộc chiến càng trở nên khốc liệt, tình trạng an ninh của người nông dân ở trong các làng thôn càng trở nên nguy hiểm. Tình trạng này càng khiến cho những thành phần giầu có (có đủ tiền bạc) tìm cách chạy vào các thành phố để "cầu an" rồi dần dần biến thành những thị dân tiểu tư sản. Nếu họ không phải là những kẻ "trùm chăn" để đựoc an thân, thì cũng gia nhập vào đoàn quân đánh thuê của liên minh giặc Pháp – Vatican. Vào lúc này, liên minh giặc đã khôn khéo ngụy trang chính quyền bù nhìn Bảo Đại bằng danh xưng "chính quyền quốc gia" và quân đội đánh thuê cho liên minh giặc Pháp – Thập Ác Vatican bằng danh xưng "quân đội quốc gia". Khi đất nước bị chia đôi thành hai miền Nam và miền Bắc, Pháp chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ nhẩy vào thay thế Pháp, cấu kết với Vatican, đưa ông Ca-tô Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, và vi phạm Thỏa Hiệp Genève (điều khoản quy đinh việc thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956) để vừa biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng phục vụ cho nhu cầu chiến lược "be bờ" ngăn chặn Cộng Sản ở Đông Nam Á của Hoa Kỳ, vừa biến miền Nam thành một vương quốc Kitô trực thuộc Tòa Thánh Vatican. Lúc đó, tiền viện trợ Hoa Kỳ đổ vào như nước để tái thiết miền Nam giống như Hoa Kỳ đã làm ở Âu Châu, ở Nhật, ở Nam Hàn, ở Đài Loan, ở Thổ Nhĩ Kỳ, v.v..vào những năm 1947-1950. Nhưng bất hạnh cho miền Nam, những khoản tiền viện trợ khổng lồ ấy lại chạy vào túi riêng của gia đình họ Ngô, vào cái túi tham không đáy của giới giáo sĩ Da- tô và tín đồ Da-tô người Việt. Hầu như đại khối nhân dân miền Nam chẳng được hưởng gì cả, ngọai trừ một nhóm thiểu số sống ở trong các thành phố được "hưởng ké" theo quy luật kinh tế giây chuyền mà thôi. Kể từ đó, Giáo Hội La Mã, gia đình nhà Ngô, giới tu sĩ áo đen, bọn lưu manh xu thời và nhóm thiểu số Ca-tô họat đầu chính trị dựa thế “bọn hắc y dâm tặc” bám chặt lấy chính quyền đạo phiệt Ca-tô, xun xoe làm tay sai đắc lực cho bạo quyền nhà Ngô để được “vinh thân phì gia”. Trong khi đó, được Hoa Kỳ và Thập Ác Vatican hết lòng nâng đỡ, bao che và bạo vệ, anh em nhà Ngô và băng đảng “hắc ý dâm tặc” tha hồ làm mưa làm gió ở miền Nam.. Nhờ vậy mà bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” này tha hồ tư tung, tự tác, ăn cắp những khỏan tiền ngọai viện, cướp đọat tài nguyên quốc gia, biển thủ công quỹ, buôn lậu, chuyển ngân lậu, sử dụng chính quyền để kinh tài bất chính rồi chuyển ra ngọai quốc, và một số lớn chạy vào kho nhà Chúa theo quy luật "Tous les chemins mènent a Rome". Tất cả đã được trình bày rõ ràng trong sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Chương 6, trang 250-51) và sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Chương 19, tr 404- 431).

Vì Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican vi phạm điều khỏan quy định tổng tuyển cử để thống nhất đất nước bằng hòa bình, vô kế khả thi, miền Bắc đành phải phát động cuộc chiến để thống nhất đất nước. Vì thế mà chiến tranh bùng nổ. Một khi chiến tranh đã bùng nổ, thì yếu tố nhân dân vẫn là quan trọng hơn cả, và phe nào được đại khối nhân dân nhiệt liệt ủng hộ, thì phe đó sẽ đạt được thắng lợi cuối cùng. Muốn được đại khối nhân dân ủng hộ, thì phải có chính nghĩa, nghĩa là phải nêu lên mục tiêu chiến đấu cho nhân dân, vì phúc lợi của nhân dân, vì quyền lợi tối thương của tổ quốc, của dân tộc, và những người lãnh đạo phải có thành tích dấn thân vì nhân dân; quân đội phải có kỷ luật, phải biết tôn trọng nhân dân, thương quý nhân dân, không ăn cướp của dân, không bắt gà của dân, không hiếp dâm phụ nữ. Phe nào có đủ: những yếu tố trên đây thì phe đó sẽ được đại khối nhân dân nhiệt liệt ủng hộ và liều chết cùng chiến đấu với phe đó.

Suốt trong chiều dài cuộc chiến giải phóng quê hương (1945-1954) và cuộc chiến thống nhất đất nưỡc (1954-1975), có một số khá nhiều thị dân trường giả học làm sang, dù là tín đồ Da-tô hay không, không hề tham gia vào cuộc chiến ở bất cứ bên nào cả. Nếu là tín đồ Da-tô ngoan đạo thuộc lọai "thà mất nước còn hơn mất Chúa", họ đã hăng say đi theo liên minh giặc Pháp – Thập Vatican chiến đầu cho Giáo Hội La Mã để mở mang nước Chúa. Nếu cũng là tín đồ Da-tô đã phản tỉnh và đã ý thức được quyền lợi tối thượng của dân tộc, họ đi theo Kháng Chiến chống lại quân cướp xâm lăng Pháp và Thập Ác Vatican. Nếu không phải là tín đồ Da-tô và ý thức được ý nghĩa cao cả của hai cuộc chiến giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, họ đã sát cánh với anh em thanh niên đồng lứa tuổi ở trong các đơn vị chiến đấu ở ngòai chiến trường. Nhưng những người này đã không làm như vậy. Suốt 30 năm (1945-1975), cả nước lao vào cuộc chiến sinh tử đòi lại quê hương cho dân tộc và thống nhất đất nước, họ vẫn sống lè phè, say sưa, đú đởn ở trong các thành phố trong vùng giặc tạm chiếm như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, v.v..., . Sau tháng 7/1954, họ vào miền Nam, tiếp tục cuộc sống lè phè, say sưa đú đởn. Trong khi đó thì những người đồng lứa tuổi với họ, lớp lớp lên đường đi chiến đấu để rồi ngã gục trước làn đạn của đối phương. Khi cuộc chiến kết thúc vào tháng 4/1975, để thanh toán món nợ lương tâm, Hoa Kỳ mở rộng vòng tay đón nguời Việt nạn nhân chiến tranh dựng lại cuộc đời, bọn “trưởng giả học làm sang” cũng tìm cách nhẩy vào ăn có trong vụ này. Căn bản không có một nghề nghiệp gì khả dĩ có thể lao vào xã hội Hoa Kỳ kiếm kế sinh nhai, họ trở thành một thứ dân chuyên nghịệp sống trên lưng xã hội (vivre sur le dos de la socíeté). Nhờ đồng tiền trợ cấp xã hội, không phải lo kiếm việc mưu sinh, họ lại tiếp tục cuộc sống lè phè say sưa và đú đởn, rồi khi bốc đồng nổi hứng, cái bản chất “trưởng giả học làm sang” lại hiện ra qua những lời lẽ hợm hĩnh đến cùng   mức của hợm hĩnh.

Điển hình cho sự kiện này là bài thơ "Ta thấy hình ta những miếu đền"."Người viết xin ghi lại đây nguyên văn bài thơ này để độc giả dễ dàng nhìn ra cái bản chất hợm hĩnh của bọn người này::

"Ta thấy hình ta những miếu đền"

Ta thấy tên ta những bảng đường

Đời ta, sử chép cả ngàn chương

Sao không, hạt cát sông Hằng ấy

Còn chứa trong lòng cả đại dương

Ta thấy hình ta những miếu đền

Tượng thờ nghìn bệ những công viên

Sao không, khói với hương sùng kính

Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên. T

Ta thấy muôn sao đứng kín trời

Chờ ta, Bắc Đẩu trở về ngôi

Sao không, một điểm lân tinh vẫn

Cháy được lên từ đáy thẳm khơi

Ta thấy đường ta Chúa hiện hình

Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh

Sao không, tâm thức riêng bờ cõi

Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi !

 

Ta thấy nơi ta trục đất ngừng

Và cùng một lúc trục đời ngưng

Sao không, hạt bụi trong lòng trục

Cũng đủ vòng quay phải đứng dừng.

Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày

Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài

Sao không, nhật nguyệt đều tăm tối

Tự thuở chim hồng rét mướt bay.

Ta thấy nhân gian bỗng khóc òa

Nhìn hình ta khuất bóng ta xa

Là phát sinh từ huyết lệ ta

Ta thấy rèm nhung khép lại rồi.

Hạ màn, thế kỷ hết trò chơi

Sao không, quay gót, tên hề đã

Chán một trò điên diễn với người.

Ta thấy ta treo cổ dưới cành

Rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh

Sao không, sao chẳng không là vậy

Khi chẳng còn chi ở khúc quanh.

 

Mai Thảo (Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền-1989)

 

Ông Mai Thảo không phải là tín đồ Da-tô, nhưng ông lớn lên và trưởng thành trong môi sinh thành phố và được rèn luyện trong các trường học của chính quyền liên minh Pháp -Thập Ác Vatican. Khi đất nước trở mình và toàn thể nhân dân ta lao vào cuộc chiến đánh đuổi liên quân xâm lăng Pháp – Thập Ác Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, ông không hề biết đến lời dạy của tiền nhân “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Ông thản nhiên đứng ngòai cuộc chiến như một kẻ bàng quan và ung dung sống lè phè hưởng thụ rượu ngon, gái đẹp, ngâm vịnh thơ văn tại một thành phố lớn trong vùng giặc tạm chiếm ở miền Bắc. Khi đất nước chia đôi thành hai miền Nam Bắc vào tháng 7 năm 1954, ông khăn gói lên đuờng vào miền Nam tiếp tục sống cuộc đời lè phè và đú đởn trong thành phố thủ đô Sàigòn.

Tại miền Nam, hai chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu đã làm không biết bao nhiêu hành động phản dân hại nước, chướng tai gai mắt với dã tâm biến miền Nam thành một vương quốc Dâ-tô mà thực chất là một thuộc địa của Vatican. Cũng vì thế mà những tên gián điệp của Vatican như Alexandre de Rhode, Puginier, Pellerin, v.v…, những thằng Vịêt gian Da-tô như Lê Phát Đạt, (Huyện Sĩ), Trần Bá Lộc (Tổng Đốc Lộc), Đỗ Hữu Phương (Tổng Đốc Phương), Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đình Khôi, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Duy Khang, Lê Bảo Tịnh, và các đia danh Da-tô khét tiếng như Bùi Chu và Phát Diệm, tất cả đều được vinh danh đặt tên cho các đường phố và trường học ỏ trong thành phố thủ đô Sàigòn. Thậm chí cả đến Giám-mục Ngô Đình Thục còn sống sờ sờ cũng đuợc vinh danh đặt tên cho một đại lộ trong thành phố Vĩnh Long. Rồi chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm đẩy mạnh chương trình Kitô hóa miền Nam bằng bạo lực, Phật giáo bị đàn áp, học sinh sinh viên bị truy lùng và bị bắt giam cả hơn ngàn người trong một ngày, trường học bị đóng cửa. Tình trạng này đã khiến cho quân  dân miền Nam đứng lên đạp đổ bạo quyền đòi lại quyền làm người cho người dân miền Nam. Để chống lại nhân dân miền Nam, Thập Ác Vatican cho ra đời cái gọi là “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” và “Lực Lương Đòan Kết” dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh và tên con chiên Nguyễn Gia Hiến và đưa ra khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để thi hành chính sách “không được ăn thì đạp đổ” tạo nên cảnh hỗn lọan ở miền Nam trong cả ba năm trời. Cuối cùng đế quốc này cũng đã thành công dựa vào cây dù của Hoa Kỳ tạo nên được chế độ quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu và biến miền Nam thành một xã hội “nhất đĩ, nhì cha, tam sư, tứ tướng”. Những hành động này của Thập Ác Vatican càng làm cho nhân dân Miền Nam càng phẫn uất, càng hăng say đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền. Thấy vậy, Hoa Kỳ phải đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam bảo vệ chế độ quân phiệt Da-tô tay sai của họ. Tình trạng này khiến cho cuộc chiến thống nhất đất nước bước vào giai đọan vô cùng gay go và cực kỳ quyết liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử 1945-1975 với không biết bao nhiêu đau thương và nước mắt như vậy, ông Mai Thảo đều chứng kiến cả, nhưng ông vẫn hành động như là một kẻ bàng quan đứng ngòai cuộc chiến. Các trường học và đường phố Sàigòn vẫn nhởn nhơ mang tên tuổi những tên gián điệp người Âu, tên tuổi những thằng Da-tô Việt gian và những địa danh Da-tô nổi trội hơn khiến cho danh tính những anh hùng dân tộc của đất nước bị khuất lấp trước những danh tính của những tên tội đồ và Da-tô Việt gian xú uế này. Ấy thế mà ông vẫn làm ngơ không có một lời nào nói lên tiếng nói của một nhà văn. Những sự cố như Phật Giáo bị đàn áp, trường học bị đóng cửa, học sinh, sinh viên bị truy lùng, bị bắt giam và bị tra tấn, ông vẫn bình chân như vại, quân đội vùng lên làm Cách Mạng đạp đổ bạo quyền, tín đồ Da-tô nổi lọan chống lại chính quyền Cách Mạng , ông cũng vẫn khoanh tay đứng nhìn như người ngoại cuộc.

Sau tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam một thời gian. Thấy rằng trong hòan cảnh mới, ông không còn thể lè phè say sưa và đú đởn như ngày xưa được nữa, ông tìm đường vượt biển sang Hoa Kỳ định cư. Ở Hoa Kỳ, trong những lúc trà dư tửu hậu, ông thường tự khoe là chỉ có ông mới có tư cách nói lên văn hóa Việt Nam, chỉ có ông mới có thể nói lên nỗi khổ đau của dân tộc Việt Nam. Có một lần, ngồi ở trong bàn nhậu tại một nhà người bạn ở thành phố Tacoma, ông cũng lập lại những câu nôi ngông nghênh và hợm hĩnh trên đây, nghe thấy ông nói như vậy, người viết đặt vấn đề với ông rằng: "Ông biết rõ là tác giả cuốn "Giờ Thứ 25" mà tác giả chỉ sống dưới ách thống trị của quân Đức Quốc Xã vỏn vẹn có 6 năm trời. Ấy thế mà ông ta đã hoàn thành tác phẩm vĩ đại này nói rõ tình cảnh khốn khổ của nhân dân Lỗ Ma Ni (Roumania) nằm dưới ách thống trị của quân Đức xâm lăng. Vì giá trị lớn lao của nó mà tác phẩm này đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng và được phổ biến rộng rãi cho hầu hết nhân dân thế giới đều biết. Còn ông, ông sống trong một quốc gia có bốn ngàn năm văn hiến, được thấm nhuần tư tưởng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” và “việc nước trước việc nhà”. Đất nước chẳng may  phải trải qua cả gần một thế kỷ dưới ách thống trị bạo tàn của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican, 6 năm quân Nhật chiếm đóng cùng với và 30 năm chiến tranh. Chắc chắn là ông biết rõ điều này. Hôm nay, ông khoe với mọi người ở trong bàn tiệc này rằng, ông đã có tới 30 tác phẩm văn chương. Vậy xin hỏi ông, có tác phẩm nào của ông nói lên được thảm cảnh của dân tộc ta trong suốt thời kỳ “Trăm năm nô lệ giặc Tây” và hai cuộc chiến kéo dài cả 30 năm giống như cuốn "Giờ Thứ 25" không?”

Nghe câu hỏi này, mặt ông bí xị vì ông không trả lời được.

Ấy thế mà khi gần chết, không biết vì nguyên nhân nào ông lại sáng tác bài thơ quái đản"Ta thấy hình ta những miếu đền" trên đây. Phải chăng vì thấy những trường học và đường phố Sàigòn mang tên những thằng Da-tô Việt gian, cho nên ông cũng muốn có một trường học hay một đường phố nào mang tên ông giống như vậy? Người viết không biết TẠI SAO ông không tự nghĩ xem ông đã làm gì cho tổ quốc, cho dân tộc mà ông dám nói ra những lời ngược ngạo và hợm hĩnh như vây? Nói như thế có nghĩa là ông quả quyết khẳng định rằng nhân dân Việt Nam sẽ vinh danh ông bằng cách đặt tên ông cho các trường học, các đường phố, các công viên và lập đền lập miếu, tạc tường để thờ ông như thờ các vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, v.v… Là một người có học, ít ra ông cũng đã học hết lớp 12 của chương trình trung học, TẠI SAO ông lại không tìm hiểu để biết rằng các cụ Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trị không hề có một bài thơ nào hợm hĩnh như vậy mà nhân dân Việt Nam vẫn vinh danh các ngài giống như những anh hùng dân tộc kể trên? Và trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam, tên tuổi của các ngài đều đuợc đặt tên cho các trường học, đường phố và công viên.

Tương tự như vậy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng cần phải sáng tác một bản nhạc nào hay bài thơ nào ngông nghênh và hợm hĩnh như bài thơ "Ta thấy hình ta những miếu đền" trên đây mà vẫn được nhân dân Việt Nam kinh mến và vinh danh trong lòng họ, ngọai trừ những phường cuồng nô vô tổ quốc “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và bọn “trưởng giả học làm sang” chịu ảnh hưởng sâu đậm của “nền văn hóa Da-tô”, mới không biết đến niềm đau của đất nước trong cảnh"một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm đô hộ giặc Tây và hai mươi năm nội chiến từng ngày ..."

Bài thơ "Ta thấy hình ta những miếu đền"  là một trong những bằng chứng nói lên cái đặc tính “ngông nghênh và hỡm hĩnh" của bọn người "trưởng giả học làm sang” chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa Da-tô. Bọn người “trưởng giả học làm sang” này không biết chính bản thân đã tiếp nhận nền học vấn của họ qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã chủ trương và đã được triệt để thi hành ở trong các xóm đạo đã từ lâu, trong các trường Dòng, trường đạo từ năm 1862, rồi sau đó lại được thực dân Pháp triệt để thi hành trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam cho đến năm 1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Bọn người “trưởng giả học làm sang” tại Việt Nam trong thời gian nói trên chính là sản phẩm của chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã. Vì thế mà họ không biết sử dụng trí óc để “cách vật trí tri”, mà chỉ biết nhận xét sự việc qua hình thức bề ngòai, qua danh xưng và qua tên gọi, chứ không hề tìm hiểu hay biết đến bản chất hoặc căn nguyên của vấn đề. Ngoài ra, họ là còn mang nặng căn bệnh tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực đến độ mất hết cả nhân cách. Họ hoàn toàn không biết thế nào là tình tự dân tộc, không hiểu thế nào là tình yêu nước. Cũng vì thế họ mới bị Vatican cho vào mê hồn trận với những thuật ngữ rỗng tuếch “người Việt Quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia” chiến đấu cho “dân chủ, tự do và tôn giáo” mà không biết rằng họ đã chui vào “cái rọ Da-tô” (Catholic loop) mà hình ảnh rõ ràng nhất là tình trạng chậm tiến, nghèo đói, lạc hậu (1) tại các nước Âu Châu trong các thế kỷ 18, 19, 20, (2) tại Châu Mỹ La-tinh, (3) tại Phi Luật Tân, (từ thế kỷ 16 cho đến ngày nay, tại Rwanda, v.v... Cái gương của “cái giáo hội khốn nạn” này rành rành với những tên “hắc y dâm tặc” hàng ngày lộng hành tác oai tác quái, hiếp dâm các trẻ em vị thành niên và nữ tín đồ. Tất cả những hành động ghê tởm của bọn người “khoác áo chùng đen” đều được phơi bày ra trong sách sử, trên báo chí cũng như qua các cơ quan truyền thanh, truyền hình, internets, blogs, E-mail, và các nhóm điện thư. Ấy thế mà những người tiếp nhân cái nền văn hóa Da-tô đạo đức giả (“bọn trưởng giả học làm sang”) mà vẫn chưa chịu mở mắt. Rõ ràng là họ có mắt như mù, nhục nhằn thay!

Trong thời gian 1954-1975, tiền bạc Hoa Kỷ đổ vào miền Nam tới cả 200 tỷ Mỹ Kim và có một thời, có tới hơn nửa triệu quân lính Mỹ hiện diện trên lãnh thổ miền Nam. Tình trạng- này đã tạo nên cảnh phồn vinh giả tạo ở miền Nam Việt Nam. Nhiều khu phố trong các thành phố lớn ở miền Nam và các nới kế cận các căn cứ đóng quân của hơn nữa triệu quân này đẫ trở thành những trung tâm giải trí bán dâm cho bọn quân lính này. Cũng vì thế mà hồi đó, con số gái điếm và làm vợ hờ cho quân lính ngoại nhập vọt lên đến mức độ vô cùng khủng khiếp với cả nửa triệu người. Tình trạng này cho thấy rõ miền Nam hồi đó đã trở thành một xã hội đĩ điếm nổi tiếng trên thế giới với câu vè “nhất đĩ, nhì cha, tam sư tứ tướng”, và nổi tiếng thế giới mà nhà viết sử Stanley I. Kutler viết trong Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996) như sau: “Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khỏang 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sàigòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giầy, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái điếm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội miền Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cặp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội miền Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giầu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữacháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói cả. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát.”

Stanley I. Kutler, Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601. Nguyên văn: “Life became increasingly hard for most people in the urban areas of South Vietnam. By 1972 approximatly 800.000 orphans were roaming the streets of Saigon and some other cities begging, shining shoes, washing cars, picking pockets, and pimping for their sisters or mothers. There were reportedly some 500.000 bargirls and prostitutes, many of whom were wives of South Vietnamese soldiers who participated in these activities to supplement their husbands’ salaries, which were usually inadequate to buy enough rice to feed one person. In addition, there were about 2 to 3 million persons, many of them older people or disabled RVNAF veterans, who could not find work at all. By 1974 hunger had become so widespread that, according to a poll conducted by Catholic students even in the wealthiest section of Saigon, the Tan Dinh district, only one-fifth of the families had enough to eat. Half of the families could afford only one meal of steamed rice and one meal of gruel per day, the remainder went hungry. Hunger and unemployment result in an increase in crime, suicides, and demonstration throughout the areas under South Vietnamese control.”

Trong khi đó, thi ở các vùng nông thôn mà chính quyền Sàigon không thể kiểm soát được bị quân đội Mỹ (với sự đồng thuận của chính quyền Diệm): “Cho rải cho rải 77 triệu lít chất độc Da Cam xuống đồng ruông và rừng cây ở miền Nam Việt Nam (Trung và Nam Bộ) gây ra tác hại nguy hiểm cho 2.63 triệu mẫu Tây (ha) và gần 5 triệu người sống trong 52.585 thôn ấp.” Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35 và 171.,

Tình trạng này đã khiến cho nhiều gia đình ở nông thôn đổ ra các thành phố để kiếm việc làm. Vì thế các thành phố và tỉnh lý ở miền Nam càng ngày càng đông dân hơn. Cũng vì thế mà có thêm nhiều người thị dân tiểu tư sản thấm nhiễm nếp sống "trưởng giả học làm sang” hơn trước.

 

Thói Quen Huênh Hoang Khoác Lác Bịp Đời Của hạng Người Tiểu Tư Sản Học Làm Sang

 

Ngoài những thói quen ghe tởm trên đây, các ông thị dân trưởng giả học làm sang còn có thói quen huêng hoang khoác lác, bịp đời hết sức lố bịch, không biết ngượng với lương tâm. Có thể là thói quen này cũng là con đẻ của thói quen trưởng học giả sang trên đây. Đây là thói quen không biết được sự hữu hạn về kiến thức hay cái biết của mình, mà cứ làm ra vẻ ta đây là người học cao, hiểu rộng, thông kim bác cổ như là một nhà đại trí thức. Người viết có khá

nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Dưới đây là bằng chứng do chính cảc ông trí thức nửa mùa này viết ra trong tác phẩm của họ (văn bia) mà ai cũng có thể kiểm chứng được.

1.- Trường hợp ông cựu luật sư, cựu thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Chức. Ông cựu luật sư này là tác giả cuốn Việt Nam Chính Sử (Falls Church, VA: Alpha, 1992) trong đó nơi trang 259-60, sau khi nêu ra một số những điểm chính của bức điện tín số 2063 đề ngày 30-10-1963 của Đại Sứ Henry Cabot Lodge gửi về Hoa Kỳ, ông viết:

"Bức điện tín 2093 nói trên của đại sứ Lodge là một kiệt tác của sơ hở, mâu thuẫn và ngu xuẩn.."."Tuân Tử của nước Tầu, Talleyrand của nước Pháp và Metternich của nước Áo, hiện đang ngủ dưới đáy mồ, nếu được đọc bức công điện của nhà ngoại giao Lodge, chắc chắn họ sẽ đội mồ mà chỗi dậy, và kêu trời cái chất xám của chính giới Mỹ. Bất lương, ngu xuẩn và mâu thuẫn. Có lẽ tướng Harkins cũng đã nhìn thấy cái bất lương, ngu xuẩn và mẫu thuẫn của đại sứ Lodge …". Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Chính Sử (Falls Church, VA: Alpha, 1992), tr 259-260

Trong Quyển Hai của bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, người viết đã trình bày đầyđủ và rõ ràng cái hiện tượng quái đản mang căn bệnh hợm hĩnh, huênh hoang khóac lác củaông trí thức Da-tô "trưởng học làm sang" này. Ở đây xin ghi những điểm ông trí thức Da-tô nửa mùa này "dốt đặc không biết gì về đại triết gia Tuân Tử, không biết gì về một ông vua trở cờ, vua hối mại quyền thế Talleyrand trong thời Cách Mạng 1789 và thời Đại Đế Napoléon I, không biết gì về tư cách hèn hạ của nhân vật Metternich đã phải nhờ vào thế lực gia đình nhà vợ mới ngoi lên được vũ đài chính trị để làm tay sai đắc lực cho Tòa Thánh Vatican.” Vì thế mà người viết không bàn về nội dung bức điện tín số 2063 và cũng không bàn về việc ông Chức cho rằng bức điện tín là "một kiệt tác của sơ hở, mâu thuẫn và ngu xuẩn" mà chỉ đặt vấn đề là tại sao ông Chức đem nhà ngoại giao của Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge ở giữa thế kỷ 20 để so sánh với bậc đại hiền triết Tuân Tử của nước Trung Hoa trong thời Thượng Cổ, và dựa vào tiêu chuẩn nào để so sánh nhà ngoại giao Henry Cabot Lodge trong thời hậu bán thế kỷ 20 với hai nhà ngoại giao Talleyrand và Metternich của Âu Châu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.

Chúng ta hãy tìm hiểu xem sự so sánh như vậy có hợp lý hay không?

A.- Trước hết, chúng ta hãy nhân xét việc ông Chức nói về việc ông Cabot Lodge so sánh với nhà hiền triết Tuân Tử: Tài liệu nói về Tuân Tử cho thấy rằng Tuân Tử là một bậc đại hiền của Trung Hoa, chứ không phải là một nhà ngoại giao và cũng chưa hề bao giờ được chính quyền của nước nào đề cử đến một quốc gia khác để du thuyết về một vấn đề gì. Ông chỉ là một nhà hiền triết thuần túy. Người viết không thể nào hiểu được tại sao ông Nguyễn Văn Chức lại đem so sánh nhà ngoại giao Henry Cabot Lodge của siêu cường Hoa Kỳ ở vào giữa thế kỷ 20 với một bậc đại hiền Trung Hoa trong thời Thuợng Cổ. Hai nhân vật thuộc hai thời đại khác nhau, hoạt động trong những lãnh vực hoàn toàn khác nhau. So sánh như vậy thì có khác nào đem con chim sống ở trên cây so sánh với con cá sống ở dưới nước. Tại sao một người đã từng hành nghề luật sư ở Sàigon vào những năm trước năm 1975 mà lai có thể làm một việc so sánh kỳ cục đến vô lý như vậy? Phải chăng ông Nguyễn Văn Chức muốn dùng cái danh tiếng của nhà đại hiền này để lòe thiên hạ, làm ra vẻ ông ta là người thông kim bác cổ, đã đọc rất nhiều sách văn học và lịch sử chăng?

B.- Bây giờ, chúng ta xem việc ông Chữc đem ông Cabot Lodge ra so sánh với ông vua trở cờ Talley rand và nhà chính khách Metternich dựa vào thế lực nhà vợ để nhẩy lên sân khấu chính trị:. Tìm hiều các tài liệu nói về cuộc đời và những thủ đọan hay mánh khóe của hai nhân vật này trong những năm còn lăm le nhẩy lên sân khấu chính trị và những năm có quyền lực trong tay, người viết thấy đạo đức, phẩm cách, việc làm, và lập trường chính trị của hai nhà ngoại giao Talleyrand (một tên vua trở cờ đại lưu manh của nước Pháp) và Metternich (hèn hạ dựa vào hơi vợ để ngoi lên địa vị cao sang của nước Áo) phải nói  là tồi tệ đến cùng mức của tồi tệ. Ấy thế mà ông Nguyễn Văn Chức căn cứ vào bức nội dung của bức điện tín số 2063 đề ngày 30-10-1963 của nhà ngoại giao Henry Cabot Lodge gửi về Hoa Kỳ mà nói rằng, hai nhà ngoại giao này: "hiện đang ngủ dưới đáy mồ, nếu được đọc bức công điện của nhà ngoại giao Lodge, chắc chắn họ sẽ đội mồ mà chỗi dậy, và kêu trời cái chất xám của chính giới Mỹ. Bất lương, ngu xuẩn và mâu thuẫn", chúng ta thấy chẳng thuận tai một chút nào cả. Nói tóm lại, cái lối so sánh của ông Nguyễn Văn Chức như đã nói ở trên cho thấy rõ ràng là cựu luật sư Nguyễn Văn Chức không biết rõ cuộc đời và sự nghiệp về tư tưởng triết học và văn học của nhà đại hiền triêt Tuân Tử trong thời Thượng Cổ của nước Trung Hoa đã để lại cho nhân loại những gì, không biết rõ phẩm cách, đức độ và lập trường chính trị cùng những thủ đoạn lưu manh ma đầu của hai nhà ngoại giao Talleyrand của nước Pháp và Metternich của nước Áo vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 ra làm sao, mà lại dám đem so sánh họ với một nhà ngoại giao của Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 20. Làm như vậy, tất nhiên không thể nào tránh khỏi rơi vào tình trạng trái khoáy giống như đem con gà so với con heo. Đúng là làm trò cười cho thiên hạ.\Sự kiện này làm cho người viết đặt vấn đề là có thể chứng bệnh lòe thiên hạ này cũng được tái diễn ở trong 4 đoạn văn 2, 2, 4 và 5 trong lá thư đề ngày 1/11/1995 gửi cho ông cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara mà chúng tôi đã cho in nguyên văn nơi các trang 517-524 trong cuốn VNĐNCHTT 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000). Đặc biệt là ở dưới lá thư “ngu xuẩn” này, ông Chức kê ra tới năm chức vụ khác nhau mà ông đã từng hành nghề hay nắm giữ.

 

Qua nhiều năm tìm hiểu, người viết thấy rằng, đặc tinh huênh hoang, khoác lác hợm hĩnh là đặc tính chung của những tín đồ Da-tô người Việt trong giới cầm bút và làm trong ngành truyền thông. Phần lớn, những người này, có một số người có một chút kiến thức đã học xong chương trình của một ngành chuyên môn ở đại học bậc cử nhân (undergraduate), có một số nhiều người khác chưa học xong cấp 3 ở bậc trung học (trung học đệ nhị cấp). Ấy thế mà họ lại học đòi theo cái thói "dởm" trường giả học làm sang do người Pháp và các ông cố đạo du nhập vào Việt Nam.

Không biết khi sỉ vả ông Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge là "bất lương, ngu xuẩn và mâu thuẫn";, ông Nguyễn Văn Chức có biết rằng khi làm việc so sánh như vậy, chính ông Chúc đang làm một việc ";bất lương, ngu xuẩn và mẫu thuẫn" hay không? Câu trả lời xin nhường lại cho độc giả.

2.- Trường hợp ông cựu thẩm phán Nguyễn Cần có bút hiệu là Lữ Giang và Tú Gàn. Ai cũng biết rằng ông Nguyễn Cần là một tín đồ Da-tô đã học xong ba năm luật được ưu tiên cho vào làm thẩm phán tại một tòa án trong chế độ đạo phiệt Da-tô ở Miền Nam Việt Nam trong những năm trước tháng 4/1975. Như vậy, căn bản chuyên môn của ông là luật học, chứ không phải ngành sử. Cũng chỉ vì vừa là tín đồ Da-tô cuồng tín, vừa là người đã từng giữ chức vụ thẩm phán, cho nên ông trí thức Da-tô này cũng lại rơi vào căn bệnh hợm hĩnh giống như ông trí thức Da-tô Nguyễn Văn Chức, tưởng rằng học xong ba năm luật và làm thẩm phán hay làm luật sư là biết hết tất cả mọi sự việc ở đời, cho nên ông ta mới bị nhuốm bệnh hợm hĩnh, huênh hoang khóac lác, nói láo, học đòi làm ra vẻ như học cao, hiểu rộng như là một đại trí thức. Cũng vì thê ông Da-tô này mới nhảy sang lãnh vực viết sử. Trong Quyển Hai của bộ sách Thực Chất của Giáo Hội La Mã, người viết đã dành ra 4 chương 17,18,19 và 20 để nói về căn bệnh quái đản của nhà trí thức Da-tô nửa mùa này, trong đó người viết đã nêu lên rõ ràng những điểm sai lầm, những điểm nói bậy và tình trạng dốt sử và dốt cả phương cách viết một cuốn sử. Xin quý vị tìm đọc quyển sách này thì sẽ thấy ró sự thực này. 3.- Trường hợp ông trí thức Kitô Nguyễn Xuân Sơn. Ông trí thức Ki-tô họ Nguyễn này cũng mang chứng bệnh huênh hoang khác lác, dốt hay nói chữ, giống như hai ông trí thức nửa mùa Phát Diệm trên đây.

Trong tác phẩm Evangelization Vietnamese Buddhist Refugees đệ trình phân khoa thần học tại Claremont (presented to the Faculty of the School of Theology at Claremont) tháng 5 năm 1995, nơi trang 76, ông Nguyễn Xuân Sơn viết:

"We need not be ashmed to share the saving power of Jesus Christ, whom, as we have mentioned , the Buddhist refugees need the most in their time of crisis. Moreover, we need to be more concerned about the conversion of Buddhism, especially in the case of Mahayana. This I believe, can be done only through dialogue with the Buddhist intellectuals. Vietnamese tradition gives the highest respect to scholars: "sĩ, nông, công, thương"; (The scholar is the first, "second is the farmer, third is the government official, and the last is the businessman). To that end, The Vietnamese Christian Church, as a whole, need to prepare a working agenda for the task of evangelization of Buddhists at the intellectual level." 3 Viết đoạn văn trên đây, ông trí thức Kitô Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sơn để lộ cái dốt của ông ta về xã hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nếu ông ta biết rõ cái dốt của ông ta về phạm vi này, thì không có gì để nói cả. Thế nhưng, ông ta lại thích làm ra vẻ ta đây là người hiểu biết, học cao hiểu rộng. Vì thế, ông ta mới rơi vào tình trạng viết về xã hội tứ dân của Việt Nam trong"cái thời trước khi đất nước ta rơi vào ách thống trị của liên minh giặc Pháp – Thập Ác Vatican" là như vậy. (Công là công chức và thương là nhà kinh doanh) . Đúng nghĩa của chữ "công" trong xã hội tứ dân ở Việt Nam ngày xưa là "những người làm nghề thủ công nghệ (artians) hay các ông thợ trong các nghề chuyên môn như thợ mộc, thợ nề, thợ đóng cối xay, thơ chạm hay các nhà điều khắc, còn "thương" có nghĩa là thương nhân (merchants), chứ không phải là doanh nhân hay doanh nghiệp gia "businessman".

4.- Ông Tiến sĩ Vương Gia Thụy.- Ông tiến sĩ này là tác giả cuốn Getting To Know The Vietnamese Culture (New York: Frederick Ungar Publishing, 1976), trong đó nơi trang 22, ông viết:

"The Vietnamse man: According to Confucian teaching, to be a man one must take four important steps: he must be first know how to ciltivate himself (tu thân); then he must govern or run his family properly (tề gia ); without these two prerequisites, he might not be able to rule the country (trị quốc); and only after fulfillment of the three above required steps might he pacify the whole world (bình thiên hạ). In order to achieve the first step of self-cultivation, he must meet five requirement: 1) he must be merciful, kind, beneviolent, and human (nhân) ; 2) he must adhhere to rites and ceremonies and strictly observe the family and social hierarchies (lễ); 3) he must help the needy and desperate (nghĩa); 4) he must have strong will power and determination (chí); 5) he should be consistent and loyal so that people can trust and have confidence in him (tín)." 4

Ông Tiến-sĩ này không hiểu được từ hay chữ "nghĩa" trong đạo Khổng và hiểu lầm chữ "trí" sang chữ "chí" trong bản văn nói về phần này của nền đạo lý Khổng Mạnh. Mong rằng ông tiến sĩ Vương Gia Thụy cũng nên tìm đọc cuốn the Ageless Chinese - A history by Dun J. Li (New York:Charles's Sons, 1978) và đọc thêm cuốn A Historical Survey of Educational Developments In Vietnam (Lexington, Kentucky, University of Kentucky, 1959) của Tiến sĩ Vũ Tam Ích để hiểu rõ về đạo Khổng. Trong trường hợp có thể đọc và hiểu được tiếng Việt, ông Tiến-sĩ Thụy nên tìm đọc bộ sách Nho Giáo của tác giả Trần Trọng Kim, Khổng Học Tinh Hoa của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ và bộ sách Khổng Học Đăng của cụ Phan Bội Châu để biết rõ về đạo Khổng.

5.- Trưởng hợp ông Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích xuất thân từ một giá đình quan lại trong thời Liên Minh Pháp – Thập Ác Vatican thống trị Việt Nam và là một trí thức có tên tuổi ở hải ngoại. Ví không nhận thức được cái hữu hạn trong cái mớ kiến thức mà ông đã học hỏi và thâu nhận được trong cuộc đời của ông, cho nên ông mới nhẩy vào lãnh vực văn học Việt Nam (có thể không nằm trong lãnh vực ông nghiên cứu hay có nghiên cứu mà không được tường tận). Tình trạng vơ vào này khiến cho ông đã dịch chữ “biển dâu” trong văn chương Việt Nam sang tiếng Anh là “mulberry sea” và chữ “cá mè” thành chữ “sesame fish”. Sư kiện này khiến cho ông Lê Trúc Huynh ghi lại mấy lời ngỡ ngàng như sau: “Cách đây hơn 10 năm , tôi có đọc một vài bài thơ Việt được một vị học thiệt có bằng Tiến Sĩ đàng hoàng và hình như ông ta cũng có chân trong hội Văn Bút VN ở hải ngoại thì phải, dịch ra tiếng ... Ăng Lê.

 

Ông dịch chữ "biển dâu trong câu thơ". Biển dâu xanh ngát / hóa một cồn lau / ra chữ “mulberry -sea" và chữ "cá mè" trong câu "Phú ông xin đổi một xâu cá mè" ra chữ “ sesame fish". Tôi ngơ ngẩn hoài một thời gian khá lâu về mấy chữ Việt được dịch ra tiếng Anh này. Chả lẽ các thầy, cô dạy cho tôi chữ "biển dâu" có nghĩa là sự thay đổi trong cuộc đời, xuất xứ; từ câu "thương hải biến vi tang điền"( biển xanh hóa ra ruộng dâu ), còn cá mè là tên 1 loại cá sông, ăn rất béo và ngon miệng và mè là tên 1 loại hạt thuộc loại mễ cốc , đều dạy trật lất hết sao?” 5

Và ông Aladin Nguyên viết trong thaoluan@yahoogroups.com , ngày 30/6/2005 trong

đó có hai đoạn với nguyên văn như sau:

“2.- Nguyễn ngọc Bích vì háo danh muốn lấy le với đời, muốn trổ tài cho mọi người biết ta đây là giỏi, là tài, là bậc thông thái nên gã đã đem thơ Kiều của Nguyễn Du và những thơ hay của Việt Nam ra dịch sang tiếng Anh, mà trong đó có câu "tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" chuyển thành "Tho Xuong chicken soup" hoặc chữ "biển dâu" (trải qua một cuộc bể dâu những điều trông thấy mà đau đớn lòng hoặc biển dâu trong tích tang điền...) để trở thành tiếng Anh là "mullberry sea"; một cách ẩu trỉ và ngu đần đến thế.

3.- Vì chuyện "biển dâu" (mullberry sea) này mà khi sinh tiền ký gỉa Tú Rua Lê Triết đem nó ra mà phê bình, góp ý sửa sai với "giáo sư" Nguyễn ngọc Bích qua nhiều số báo, ấy thế mà NNB đã viết sai, làm quấy lại không biết phục thiện, sửa đổi lại bản dịch của mình, lại còn ngoan cố cứng đầu, quay sang mắng chửi chụp mũ người đã phê bình mình là ký gỉa Tú Rua Lê Triết một cách thậm tệ Nhưng khi Ông Tu Rua Lê Triết sống thì Nguyễn Ngọc Bích không lần nào dám hó hé lên tiếng với Ông ấy cả, dù là lên tiếng để tranh luận nói về chuyện "biển dâu .. dâu bể" (mullberry sea) của cuộc đời, hoặc là bàn đến một... tô canh gà nổi tiếng ở vùng Thọ Xương kia đi chăng nữa.” 6

6.- Trường hợp ông Da-tô Cao Thế Dung: Đây là nhân vật khá nổi bật về thành tích bịp bợm và nói láo trong xã hội Da-tô ở miền Nam Việt Nam trước tháng 4/1975 và ở Bắc Mỹ từ mùa thu năm 1975 cho đến ngày nay. Những thành tích ghê gớm này đều được sách báo hải ngoại trình bày khá đầy đủ và cũng vì thế ông “tiến sĩ ma” này đã trở thành đề tài tiếu lâm trong những lúc trà dư tửu hậu tại các bàn nhậu hay trong những giờ tán gẫu của những người Việt hải ngoại. Muốn tìm hiểu thành tích bịp bợm, nói láo và gian dối của ông “tiến sĩ ma” này, xin mời quý vị tìm độc:

1.- Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị của tác giả Lê Trọng Văn (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1991), nơi các trang 5-146.

2.- Một Ngày có 26 giờ của tác giả Nguyên Vũ (Houston, TX: Văn Hóa, 1995), nơi các trang 133-146.

Ngoài ông Mai Thảo và 6 nhân vật lừng danh nổi tiếng về xạo và huênh hoang khoác lác để bịp đời như trên, còn có rất nhiều người khác xuất thân từ giai cấp quan lại, phú hào hay thị dân cũng mang căn bệnh xạo và huênh hoang khoác lác không kém gì các nhân vật trên đây. Điển hình là các ông tiến sĩ thứ thiệt như Tiến-–sỉ sử học Hoàng Ngọc Thành, giáo-sư Phạm Cao Dương, Tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh, Tiến-sĩ Tôn Thất Thiện, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng bút hiệu Thiện Ý (người hô hào, kêu gọi 1 triệu rưỡi giáo dân Ki-tô nộp đơn kiện Tiến-sĩ Trần Chung Ngọc và nhóm Giao Điểm về việc viết về những điều sai lầm và tội ác trong Kinh Thánh Ki-tô và những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua), Bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh (người cùng Tiến Sĩ Nguyễn Văn Thắng hô hào và kêu gọi 1 tỉ rưỡi tín đồ Ca-tô nộp đơn kiện Tiến-sĩ Trần Chung Ngọc và nhóm giao điểm như đã nói ở trên), Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập, Kỹ-sư Nguyễn Gia Kiểng, v.v… Đây là những tín đồ Da-tô người Việt làm việc trong các cơ quan truyền thông hay trong bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã ở miền Nam trong những năm 1954-1975 và ở hải ngoại cũng như ở trong nước từ năm 1975 cho đến ngày nay.Làm thế nào để biết được hạng người này?

Người ta thường nói “Văn tức là người”. Đọc một bản văn hay một tác phẩm, chúng ta không những có thể biết cả phong cách, tính tình ngay thẳng, chât phác, thật thà hay quay quặt, lắt léo và lươn lẹo của tác giả, mà còn có thế biết cả trình độ văn hóa cũng như kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống của tác giả nữa. Do đó, chúng ta chỉ có thể kiểm chứng tình trạng nhập nhằng lẫn lộn, không biết phân biệt sự khác nhau giữa chính và tà, giữa lẽ phải và những điều sai trái, giữa danh xưng và bản chất, bằng cách:.

A.- Đọc những tác phẩm của họ có liên hệ đến lịch sử Việt Nam như Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (1991) của Linh-mục Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Chính Sử (1992) của cựu luật-sư Nguyễn Văn Chức, Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam (1994) và Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (1999) của Lữ Giang, Bên Giòng Lịch Sử của Linh-mục Cao Văn Luận, Việt Nam Huyết Lệ Sử (1996) của Cao Thế Dung, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1996) và Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose: Nghĩa Phú, 2009) của Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức, Những Huyền Thoại & Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm (1998) của Vĩnh Phúc, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở (1989) của Nguyễn Văn Châu, Việt Nam Giáo Sử của Linh-mục Phan Phát Huồn (1965), Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản - Tập I (2002) của nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hoàng Đức Phương, Tổ Quốc Ăn Năn (2001) của Nguyễn Gia Kiểng, Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê (1998) của Minh Võ, Việt Nam Mất Lỗi Tại Ai? (1993) của Nguyễn Đức Chiểu, Việt Nam 1945-1995 -Tập I (2004) của Lê Xuân Khoa, Khi Đồng Minh Tháo Chạy (2005) của Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng, v.v…

B.- Theo dõi những bài viết của họ có liên hệ đến lịch sử Việt Nam hay liên hệ với Giáo Hội La Mã đăng trong các báo chí Việt Nam tại hải ngoại.C.- Theo dõi những lời lẽ và luận cứ (trong các bài viết hay trong các E-mail (điện thư),diền đàn điện tử) trình bày quan điểm hay tranh luận giữa những người Việt hải ngoại tự nhận là “những người Việt quốc gia” hay “những người quốc gia chân chính yêu nước” Thường thường, họ không biết và không thể đưa ra những luận cứ có khả năng thuyết phục, và rơi vào  thế bí đối với những sự thật nói về tội ác của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Da-tô trong việc cấukết với đế quốc thực dân Pháp đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến 1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954, cũng như đối với sự thật về cái quá khứ làm Việt gian bán nước cho Pháp và cho Vatican cùng những khu rừng tội ác trong những năm cầm quyền ở miền Nam của ông Da-tô Ngô Đình Diệm. Khi ở vào tình trạng này, họ quay ra dùng thủ đoạn chụp mũ cho đối phương là “cộng sản”, “Cộng sản nằm vùng” “làm tay sai cho Cộng sản” và bới móc đời tư của đối phương ra để hạ nhục. 

Khổng giáo dạy rằng, "tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã". Ông Socrate (470-399 TTL) cũng dạy rằng, "Connais toi, toi-même". Vì thế, người dân Đông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh và những người Tây phương chịu ảnh hưởng của triết gia Scorate thuờng có tính tình thật thà chân chất "biết đến đâu, tâu đến đó" và"biết thì thưa thốt,không biết thì dựa cột mà nghe".

Ngược lại, trong đạo Kitô, các nhà lãnh đạo của tôn giáo này cũng như tất cả các ông chức sắc trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã và các nhà truyền đạo của tôn giáo này là những tên đại bịp, đại nói láo và là những tên đạo đức giả đại gian và đại ác, cho nên chính họ mới mắc chứng bệnh huênh hoang, khoác lác, cố gắng tối đa dùng những điều điều gian dối để lừa bịp người đời. Đây là sự thật rõ ràng nhất mà bất kỳ người nào biết sử dụng lý tríị để tìm những điều họ nói hay rao truyền và những hành động của họ cũng đều có thể nhìn ra thấy sự thật này. Bằng chứng hiển nhiên là trong thực tế, họ chẳng biết gì về thế giới thần linh, chẳng bíết là có thiên đường hay không, chẳng biết là có địa ngục hay không. Ây thế mà cái miệng của họi vẫn cứ thao thao bất tuyệt giảng giải về thiên đường, về hỏa ngục giống như là các ngài đã ở thiên đường và đã ở địa ngục trở về. Nếu có người xin họ cho biết địa chỉ của thiên đường và địa chỉ của hỏa ngục, thì họ chỉ nói mơ hồ rằng thiên đường ở trên trời và địa ngục ở dước âm ty, âm phủ. Nói rằng họ là những tên đại gian đại ác là vì những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua là do chính họ đã gây nên. Họ là những người chỉ có cái miệng phát thanh như con vẹt và hành động như con chó Pavlov. Họ hoàn toàn dựa vào những tín lý huyễn hoặc hoang đường được hệ thống hóa trong cái gọi là đạo Kitô và nhờ quyền lực của Vatican mà trở thành những người có những quyền lực tuyệt đối như một thứ bạo chúa ở trong phạm vi quản nhiệm của họ. Cái hệ thống tín lý quái đản này gồm tòan những chuyện hoang đường, phản nhân luân, bất nhân, bất nghĩa, bạop ngược, dã man và cái nghề linh mục là cái nghề học về môn học "tán hươu tán vượn, nói láo nói phét dùng để lòe đời, bịp đời hầu thủ lợi" giống như chuyện quái đản rằng" ông Hà Bá tại khúc sông Chương Hà ở đât Nghiệp Đô thuộc nước Ngụy ở Trung Hoa đòi cưới vợ mỗi năm một làn". Học giả Charlie Nguyễn viết về môn thần học bịp bợm và cái thực trạng "ăn ốc nói mò" của cái nghề làm linh mục này như sau:

"Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sư uyên bác của các học sĩ Ulamas thực chất chỉ là một môn học "tán hươu tán vượn" về những điều huyễn hoặc của thần học (theology). Thần học của Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Kitô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng viển vông nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào "ốc đảo tâm linh" xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng "Tiến Sĩ Thần Học" là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi nào có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ đã được cấp những mảnh bàng về thần học mà thôi." (Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr 335- 336.

Các ông giáo sĩ và tín đồ Da-tô là những người được rèn luyện theo khuôn mẫu "tán hươu tán vượn" , rồi lại học hỏi được những kinh nghiệm nói láo, tán dóc, huênh hoang khóac lác của những bậc tiền bối hay đàn anh của họ trong cái nghề chuyên sống bằng cái nghề đem chuyện trên trời nói cho người dưới đất nghe với một tài nghệ siêu việt làm ra vẻ như là các ngài đã từng ở trên trời trở vể trần thế nói lại cho tín đồ biết về sự thực mà chính mắt các ngài đã chứng kiến ở trên đó. Nếu gọi đạo Kitô là văn hóa thì đây là thứ văn hóa nói láo láo, văn hóa bịp, văn hóa tán hưou tán vượn. Cũng vì thế mà mấy ông trí thức Kitô người Việt trên đây mới trở thành những tên đại bịp, và chỉ có những hạng người đại bịp như vậy mới nói càn, nói láo, nói bậy trong tác phẩm của họ như thế mà không biết ngượng với lương tâm và biết nhục với mọi người.

KẾT LUẬN: Giới người thị dân tiểu tư sản là con đẻ của xã hội Tây Phương, một xã hội đã bị đạo Kitô La Mã khống chế và bị cưỡng bách phải tin theo hệ thống tín tín lý hoang đường, huyễn hoặc, nhảm nhí, láo khoét, phản nhân luân, phi nhân, bạo ngược và dã man đã có từ thế kỷ 4. Nói cho rõ hơn, giới người thị dân trưởng giả học làm sang, thích làm dáng ở Việt Nam là phó sản của Giáo Hội La Mã, cái giáo hội mà học giả Da-tô Henri Guillemin đã phải gọi là "Cái Giáo Hội Khốn Nạn" (Malheureuse Église), văn hào Voltaire gọi là "cái tôn giáo ác ôn". Cái tôn giáo ác ôn này chuyên nghề sử dụng những thủ đoạn bịp bợm để mê hoặc và lừa dối người

đời, chuyên môn dùng bạo lực và khủng bố để khống chế nhân dân dưới quyền. Mãi cho tới khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789, nhân dân Âu Châu mới dám đứng thẳng người lên chỉ vào mặt Vatican mà bảo rằng đạo Kitô là "đạo bịp", rồi sử dụng những biện pháp mạnh "lấy bạo lực để đối đầu với bạo lực"của Tòa Thánh Vatican và bọn tín đồ Ca-tô cuồng tín tay sai tại các địa phương. Đạo Kitô vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 16 để dọn đường và chuẩn bị đi rước giặc Pháp vào Việt Nam. Sau đó không bao lâu, cái phó sản"trưởng giả học làm sang" thích làm dáng cùng những tất cả đặc tính "dởm" (kiểu cách lòe đời) của nó trong xã hội Da-tô củng theo chân người Pháp vào Việt Nam, để rồi lan tràn ra hết tất cả thị trấn đông người ở rải

rác trong toàn quốc. Cũng vì thế mà ngày nay ở hải ngoại có đầy dẫy những người Việt mang căn bệnh "trưởng giả học làm sang"  và “dởm hết sức dởm” giống y hệt như mấy ông trí thức Da-tô nửa mùa đã được người viết nêu đích danh ở trên. Hạng người này cũng thường lanh chanh, băng xăng, bắng nhắng trong mấy cái hội đồng chuột, trong đám người tư nhận là “người Việt Quốc Gia chân chính” cương quyết “giữ vững lằn ranh Quốc – Cộng” thường hay tụ tập với nhau, hè nhau "rung đùi phun chí lớn" tại các địa phương ở Bắc Mỹ.

 

PHỤ BẢN

PHƯƠNG XA

 

Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng

Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài.

Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng,

Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi.

Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.

Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,

Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ,

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ.

 

Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị.

Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ.

Men đã ngấm, bọn ta chờ nắng tắt,

Treo buồm cao, cùng cao tiếng hò khoan.

Gió đã nổi nhịp giăng chiều hiu hắt,

Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan.

 

Vũ Hoàng Chương

 

CHÚ THÍCH

 

1 Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Ðạo Giáo, 1998), tr.116..

2 Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng, Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Thượng (Sàigòn: Sống Mới, 1968) tr 683.

3 Son Xuan Nguyen, Evangelization Vietnamese Buddhist Refugees (Ann Arbor. Michigan, Umi Dissertation Services, 199), tr 76.

4Vuong Gia Thụy, Getting To Know The Vietnamese Culture (New York: Frederick Ungar Publishing, 1976, tr 22.

5 Lê Trúc Huỳnh. “Linh Hồn Ðánh Mất.” www.VietHaven.com Ngày 19/12/2002.

6 Aladin Nguyên. “Nguyễn Ngọc Bích là ai?”thaoluan@yahoogroups.com, ngày 30/6/2005.

 

 

 

 

 

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

 

 

 

  •  

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lãng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lý Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Giòng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Ðịnh Chính Tà 1

  42. Phân Ðịnh Chính Tà 2

  43. Phân Ðịnh Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu


 

 

Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn * Một Trang Lịch Sử

Vietnamese Commandos' History * Vietnamese Commandos vs US Government * Lost Army Commandos

Bill of Compensation * Never forget * Viết Lại Lịch Sử  Video * Secret Army Secret War Video

Đứng Đầu Ngọn Gió Video * Con Người Bất Khuất Video * Dấu Chân Biệt Kích Video * Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.* Gulf of Tonkin Incident * Pentagon Bạch Hóa * The heart of a boy

U.S Debt Clock * Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton * None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) * Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

The World Order Eustace Mullin * Trăm Việt trên vùng định mệnh * Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis * Lyndon Baines Johnson Library Musuem

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn * Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

Nghi Thức Ngoại Giao * Lễ Nghi Quân Cách * Sắc lệnh Cờ Vàng * Quốc Tế Cộng Sản

How Does a Bill Become Law? * New World Order * Diplomacy Protocol. PDF

The World Order Eustace Mullin * Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

Vietnam War Document * American Policy in Vietnam

Foreign Relations Vietnam Volum-1 * The Pentagon Papers * Pentagon Papers Archives

Vietnam and Southeast Asia Doc * Vietnam War Bibliogaphy * Công Ước LHQ về Luật Biển

CIA and NGOs * CIA And The Generals * CIA And The House Of Ngo * Global Slavery

Politics of Southeast Asia * Bên Giòng Lịch Sử

Dấu Binh Lửa * Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

Bách Việt  * Lược Sử Thích Ca  * Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

Douglas Mac Arthur 1962 * Douglas Mac Arthur 1951 * John Hanson, President of the Continental Congress

Phương Pháp Biện Luận * Build your knowledge

To be good writer * Ca Dao -Tục Ngữ * Chùa Bái Đính * Hán Việt

Top 10 Crime Rates  * Lever Act * Espionage Act 1917 * Indochina War * Postdam * Selective Service Act

War Labor Board * War of Industries * War Production Board * WWII Weapon * Supply Enemy * Wold War II * OSS

Richest of The World * Truman Committee   * World Population * World Debt * US Debt Clock *

An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email * Public Holiday * Funny National Days

Oil Clock * GlobalResearch * Realworldorder * Thirdworldtraveler * Thrivemovement *Prisonplanet.com *Infowars

Rally protest *Sơ Lược VềThuyền Nhân  *The Vietnamese Population in USA *Lam vs Ngo

VietUni * Funny National Days  * 1DayNotes   

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

MINH THỊ

LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu